Khu tự trị tại Campuchia đang trở thành một chủ đề gây tranh cãi khi nhiều nguồn tin cho rằng có những vùng lãnh thổ hoạt động ngoài sự kiểm soát của chính quyền. Những yếu tố nào góp phần tạo nên khái niệm này? Hãy cùng Okwin khám phá sự thật đằng sau câu chuyện về các khu vực được cho là “tự trị” tại Campuchia.
Khu tự trị là gì? Vai trò trong hệ thống hành chính quốc gia
Trong hệ thống hành chính của nhiều quốc gia, có những khu vực đặc biệt được trao quyền tự quản ở mức độ cao, cho phép địa phương tự quyết định nhiều vấn đề về chính trị, kinh tế và văn hoá. Những vùng này thường có đặc điểm dân tộc, lịch sử hoặc vị trí địa lý riêng biệt, đòi hỏi cơ chế quản lý linh hoạt hơn so với các đơn vị hành chính thông thường.
Vai trò của mô hình này không chỉ nằm ở việc duy trì bản sắc địa phương mà còn góp phần ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Bằng cách trao thêm quyền tự chủ, chính quyền trung ương có thể giảm thiểu xung đột, tăng cường sự gắn kết giữa các cộng đồng và tối ưu hóa nguồn lực cho từng khu vực.

Những khu vực có tính chất “tự trị” ở Campuchia
Campuchia không chính thức công nhận bất kỳ khu tự trị nào nhưng trên thực tế một số khu vực vẫn vận hành với cơ chế đặc thù mang những yếu tố tự quản nhất định. Điều này xuất pháp từ đặc điểm dân tộc, lịch sử hoặc kinh tế.
Vùng Đông Bắc (Ratanakiri, Mondulkiri, Stung Treng, Kratie)
Các tỉnh Ratanakiri, Mondulkiri, Stung Treng và Kratie được xem là những vùng xa xôi và là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân tộc thiểu số. Do địa hình rừng núi phức tạo và sự hạn chế về cơ sở hạ tầng, công đồng nơi đây duy trì lối sống tự cung tự cấp, ít chịu tác động từ chính quyền trung ương. Một số luật lệ truyền thống của người bản địa vẫn được áp dụng song song với luật pháp quốc gia, tạo nên mô hình gần giống khu tự trị về văn hoá và đời sống.

Sihanoukville – “đặc khu kinh tế” ngầm
Nhắc đến Sihanoukville, người ta nghĩ ngay đến sự bùng nổ của đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Thành phố này gần như vận hàng theo những quy luật riêng, nơi mà ảnh hưởng của các nhà đầu tư ngoại quốc mạnh đến mức lấn át chính quyền địa phương. Hệ thống kinh doanh, lao động và thậm chí cả an ninh ở đây có thời điểm bị nhận xét như một “khu tự trị” kinh tế ngầm . Tại đây có thể nói đồng tiền và các mối quan hệ quyền lực là yếu tố quyết định cách vận hàng hơn là pháp luật chính thống.
Sự phát triển của Sihanoukville gắn liền với dòng vốn đầu tư khổng lồ từ Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản, casino và du lịch. Trong giai đoạn 2016 – 2029, thành phố này chứng kiến sự thay đổi ngoạn mục khi hàng loạt sòng bạc, khách sạn và cao ốc mọc lên với tốc độ chóng mặt, thu hút một lượng lớn người lao động và doanh nghiệp nước ngoài.

Vì sao Campuchia không có khu tự trị chính thức?
Dù có nhiều khu vực mang tính chất tự quản nhất định nhưng Campuchia không chính thức công nhận bất kỳ khu tự trị nào trong hệ thống hành chính của mình. Điều này xuất phát từ nhiều yếu tố lịch sử, chính trị và xã hội.
- Lịch sử xung đột và bài học từ quá khứ: Campuchia từng trải qua nhiều biến động chính trị từ thời kỳ Khmer Đỏ đến giai đoạn nội chiến. Việc duy trì việc kiểm soát tập trung được xem là cần thiết để tránh nguy cơ phân tán quyền lực và tái diễn bất ổn.
- Chính sách thống nhất dân tộc: Dù có sự đa dạng về dân tộc và tôn giá, chính quyền Campuchia luôn nhấn mạnh tinh thần đoàn kết quốc gia. Việc công nhận một khu tự trị có thể tạo tiền lệ cho các nhóm khác đòi hỏi quyền tự quyết, dẫn đến sự phân hoá trong xã hội.
- Lợi ích chiến lược và địa chính trị: Campuchia nằm giữa hai cường quốc khu vực là Thái Lan và Việt Nam với nhiều yếu tố địa chính trị phức tạp. Việc duy trì một hệ thống quản lý phức tạp tập trung giúp nước này tránh được áp lực từ các thế lực bên ngoài có thể lợi dụng mô hình đặc khu để gây ảnh hưởng.
- Bài toán kinh tế và đầu tư: Một số khu vực như Sihanoukville có sự phát triển vượt trội nhờ đầu tư nước ngoài nhưng chính phủ vẫn muốn giữ quyền kiểm soát thay vì để vùng này vận hành độc lập. Điều này giúp đảm bảo lợi ích kinh tế được phân bổ đồng đều hơn trên cả nước.

Kết luận
Okwin hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khu tự trị Sihanoukville từng được xem là một “đặc khu” tại quốc gia này. Tại đây, các sòng bạc và dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc chi phối gần như toàn bộ nền kinh tế địa phương. Trong thời kỳ đỉnh điểm, thành phố này vận hành theo những nguyên tắc riêng với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của các tập đoàn sòng bạc, đôi khi lấn át cả chính quyền địa phương.